Câu hỏi rất nhiều người đang quan tâm gần đây: Phòng chống bệnh ung thư như thế nào? Thuốc nhuộm, sử dụng điện thoại di động không đúng cách, hay ăn nhiều thịt nướng là những lý do gần đây được nhắc đến như những yếu tố liên quan đến ung thư. Vậy thực tế thì thế nào?
Theo các nghiên cứu, các yếu tố môi trường được ước tính chiếm khoảng 95% các trường hợp ung thư mà bác sĩ điều trị và gien là yếu tố gây ra khoảng 5% các trường hợp ung thư. Nguyên nhân gián tiếp gây ra ung thư là các yếu tố môi trường và hormone.
Phòng chống bệnh ung thư bằng cách tạo thói quen phòng bệnh
Tại sao những người có tiền sử gia đình ung thư nhưng lại không bao giờ mắc bệnh ung thư? Tại sao một số người không bao giờ hút thuốc lá lại bị ung thư? Vì khó mà quy bao nhiêu trường hợp ung thư do gien và bao nhiêu do môi trường, trong khi chúng ta chưa biết gien nào là “thủ phạm”.
Ít có thói quen phòng bệnh, có bệnh thì mới chữa là những thoái quen của người Việt Nam, đa số các trường hợp ung thư ở nước ta khi phát hiện ra thường ở giai đoạn cuối và không còn khả năng chữa trị. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” rất phù hợp với bệnh ung thư. Vậy tại sao bạn không thay đổi thói quen trên ngay từ lúc này? Đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị ung thư sự có gien kích hoạt gây ung thư khi bị phơi nhiễm với một yếu tố môi trường nguy hiểm nào đó: thói quen ăn uống, thuốc lá, bia rượu, vận động cơ thể, môi trường làm việc, mức độ phơi nhiễm với các hóa chất trong cuộc sống.
Bạn nên đi khám sức khỏe tổng quan định kỳ, thường 6 đến 1 năm một lần để có thể phát hiện ung thư giai đoạn sớm. Như vậy khả năng chữa khỏi ung thư sẽ rất lớn.
Phòng chống ung thư với chế độ dinh dưỡng lành mạnh:
Khi cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh sẽ làm tăng sức đề kháng với các tế bào ung thư. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh phải chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất.
Nên bổ sung các thực phẩm phòng chống ung thư có chứa các thành phần có khả năng hạn chế tế bào gây ung thư như: cải xanh, bắp cải, đu đủ, tỏi, hành, cà chua, súp lơ và trái cây thuộc họ cam
Hạn chế hút thuốc lá, rượu, bia.
Không nên dùng nước có nguy cơ bị ô nhiễm, nên dùng nước máy hoặc nước đã qua xử lý hệ thống bình lọc để đảm bảo an toàn không nhiễm độc kim loại nặng như: chì, asen,…
Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là cafe không nên dùng quá 2 ly trong một ngày.
Tránh hoặc giảm ăn các thực phẩm chứa nguy cơ gây ung thư: các món nướng, chiên, giảm ăn chất béo động vật,… năng ăn đồ luộc và dầu thực vật, nên mua các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Thói quen sinh hoạt tác động đến phòng chống bệnh ung thư như thế nào?:
Bạn nên ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể thao sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, đồng thời tăng sức đề kháng và miễn dịch đối với các tế bào ung thư.
Giấc ngủ vô cùng quan trọng để lập lại cân bằng sau một ngày hoạt động. Nên ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày, tốt nhất là 7-8 tiếng.
Hạn chế tiếp xúc môi trường độc hại, đeo khẩu trang khi ra đường, trong hầm mỏ, xưởng xí nghiệp, …
Con người là món quà của tạo hóa, vì vậy bạn, mỗi chúng ta nên lắng nghe cơ thể nói và chăm sóc cơ thể thể để có một sức khỏe thật tốt. Chúc các bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Phòng chống bệnh ung thư như thế nào?”
Nguồn: Tổng hợp
Bình luận