Trên vài chục năm nghiên cứu mối quan hệ giữ chế độ ăn uống và các bệnh ung thư. Dr.Peter Greenwald giám đốc cơ sở phòng bệnh và kiểm tra của Viện Ung thư Mỹ đã phát biểu “những người ăn nhiều rau quả thì ít bị ung thư so với những người ăn ít rau quả”.
Điều đó dựa trên nhiều bằng chứng. Dr.Gladys Bock ở Trường tổng hợp California ở Becreeley đã dẫn ra phân tích 170 công trình nghiên cứu ở 17 nước và thấy rằng: Nguy cơ ung thư giảm gần 50% ở những người ăn nhiều rau quả. Đó là những ung thư phổi, ruột già, tử cung, cổ tử cung, thực quản, dạ dày, miệng, bàng quang, tụy và buồng trứng.
Một số “nhà nghiên cứu còn lưu ý rằng ăn hoa quả” mỗi ngày 2 lần ít ra làm giảm ung thư phổi tới 76% so với một tuần chỉ ăn 3 lần. Điều này cũng liên quan tới những người hút thuốc. Vì vậy, Dr.Bock đề nghị là cần phải tuyên truyền rộng rãi việc ăn rau quả hàng ngày. Điều đó cũng có hiệu quả ngang như làm sạch nước trong đấu tranh chống bệnh dịch tả.
Những thức ăn thực vật có những đặc tính mong đợi chống ung thư đã được nghiên cứu ở Viện Ung thư Mỹ là: Tỏi, bắp cải đậu tương, gừng, cà rốt, rau cần tây, hành, chè xanh, cam, chanh, lúa mì, cà chua, hạt tiêu bắc, lúa kiều mạch, cây bạc hà, dưa chuột, khoai tây, cây xạ hương, cây hẹ, dưa bở, lúa đại mạch, quả móc v.v…
Người ta đã dẫn ra công trình nghiên cứu ở Thụy Sĩ trong vòng 12 năm ở 3000 người nam giới thấy: vitamin A và caroten thấp trong máu vì ít ăn rau đậu và hoa quả nên chết nhiều vì ung thư – đặc biệt ung thư phổi.
Cũng như vậy, khi vitamin C thấp trong máu người ta thấy phần lớn chết vì ung thư dạ dày và ruột.
Gần đây người ta đã dẫn ra một số công trình nghiên cứu khác ở Anh và thấy rằng có sự giảm ung thư ở những người có beta caroten giảm trong máu tới 40%. Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra những người có mức cao acid folic (chứa trong các loại rau xanh) và licopen (trong cà chua) thì cũng ít bị ung thư các loại nhất là ung thư phổi, cổ tử cung và tuyết tụy.
Có thể kể ra các rau đậu và hoa quả có tác dụng phòng chống các loại ung thư như sau:
- Ung thư phổi: cà rốt và rau xanh các loại.
- Ung thư đại tràng: bắp cải, xu hào, cà rốt.
- Ung thư thực quản, miệng, họng: tất cả các hoa quả.
- Ung thư thanh quản: Hoa quả và rau quả xanh.
- Ung thư dạ dày: hoa quả rau diếp, hành, cà chua, râu cần tây.
- Ung thư tụy: hoa quả và rau xanh.
- Ung thư bàng quang: rau, đặc biệt cà rốt, hoa quả.
- Ung thư giáp tràng: bắp cải, xu hào.
Tỏi và hành có các thành phần chứa Sulfur phòng ung thư tích cực
Mỗi ngày chúng ta cần ăn một ít tỏi hay hành vì chúng có trên 30 chất chống ung thư trong đó có những chất disulfur, allil, vercentin, ajoen…
Những nghiên cứu trên động vật có tỏi ngăn cản tạo ung thư. Các nhà khoa học ở Haward đã làm miễn dịch một giống chuột lớn trên một vài loại ung thư khi cho chúng ăn hành Dr.Michael Wargovich ở trung tâm nghiên cứu ung thư Houston cho chuột ăn tỏi và so sánh với chuột ăn những chất thuận lợi cho sự tạo thành khối u.
75% chuột ăn tỏi không bị ung thư đại tràng đặc biệt là những chuột đó lại cho ăn thêm những chất thuận lợi gây ung thư thực quản thì vẫn không thấy ung thư nào xảy ra.
Trong nghiên cứu khác ở trường tổng hợp quốc gia Penn, Dr.John Miler đã xác định rằng chuột ăn tỏi và hành cũng rất hiếm ung thư nào xảy ra. Dr.Tim Byers ở trung tâm kiểm tra và phòng bệnh Mỹ thấy tỏi có đặc tính giết vi khuẩn. Có thể như vậy mà nó có tác dụng chống ung thư dạ dày và ruột dà do vi khuẩn Helicobacter pylori. Các nhà khoa học Đức thấy các thành phần của tỏi làm độc các tế bào ác tính gấp 3 lần tế bào bình thường. De. Bejamin Lau khoa Y trường tổng hợp Lom Linda còn phát hiện thấy các thành phần chứa Sulfur của tỏi làm tăng kích thích hoạt động của đại thực bào và lymphocyt trong cuộc chiến chống ung thư.
Những thức ăn có thể làm chậm sự phân tán tế bào ung thư
Người ta đã xác định rằng một số thành phần thức ăn không chỉ giúp ngăn cản hình thành ung thư mà cũng còn làm giảm khuynh hướng tạo di căn, đó là:
- Dầu cá voi (tran) đối với ung thư dạ con
- Bắp cải và những rau thuộc cùng họ
- Tỏi
- Beta caroten trong rau quả có màu xanh và vàng.
Gần đây, người ta thấy ăn cà chua thì giảm được ung thư. Trong thành phần của nó có licopen chất màu của cà chua. Dr.Helmut Sise Đức xác định rằng Licopen có tác dụng chống ung thư hóa gấp 2 lần beta caroten. Cà chua là nguồn licopen chủ yếu của chế độ ăn uống. Licopen cũng có trong dưa đỏ và một ít trong quả mơ.
Viện ung thư Mỹ giới thiệu hàng ngày ăn 5 bữa chứa hoa quả, rau đậu. Bữa ăn cần 100-150g hoa quả hay rau đậu nấu hoặc sống, 70-85g lá rau xanh, một mẩu quả hay 170ml dịch hoa quả hay rau. Song chỉ có 10% người dân Mỹ thực hiện chế độ rau quả này hàng ngày.
Rau quả giàu beta caroten và chất antioxydant
Những nghiên cứu được dẫn ra ở ý thấy rằng: Rau dền, xà lách xanh chứa nhiều những chất chống oxy hóa trong đó có beta caroten, acid folic và lutein. Beta caroten là thành phần chủ yếu của rau xanh và hoa quả nó chẳng những phòng mà còn đấu tranh chống tế bào ung thư, tỏi đặc biệt có ảnh hưởng qua hệ miễn dịch. Dr.Frerick Khachiik ở khoa nông nghiệp đã phát biểu rằng lá rau càng xanh càng tốt thì chứa càng nhiều carotenoid không bị phá hủy khi nấu nướng hoặc để lạnh. Thật ra nhiệt độ cao cản trở quá trình antioxydant như vitamin C và gutathion. Các loại rau cải chứa nhiều indole phá hủy mạnh các tác nhân gây ung thư ở đại tràng. Beta caroten làm giảm 7 lần sự tăng trưởng khối u hơn là không cho ăn beta caroten.
Dr. Xiang Dong Wang ở trường tổng hợp Tuths cho rằng sự biến đổi beta caroten thành acid rentinic, acid này chống ung thư được sử dụng ở nhiều nước. Người ta sử dụng trong điều trị ung thư máu và bàng quang. Beta caroten được biến đổi trong đường tiêu hóa rồi đi đến phổi, gan, thận, mô mỡ và ở đây chúng biến thành acid retinoic cần cho sự chiến đấu chống các tế bào ác tính.
Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động chống ung thư là ăn rau tươi, song không phải tất cả các rau đều chứa nhiều beta caroten. Để giữ được nó cần đun nhẹ làm thay đổi beta caroten thành dạng dễ tiêu hóa. Cho nên Dr.John Erdman ở trường tổng hợp Illinois – Urban khuyên chỉ nên ăn rau đun nấu nhẹ.
Theo những nghiên cứu mới nhất ở Đức Licopen từ cà chua hấp thụ tốt cà chua được đun nấu. Song những chất chống oxy hóa khác như Lutein hay vitamin thì bị mất trong khi đun nấu. Bởi vậy phải ăn nhiều rau còn tươi như rau diếp, bắp cải, còn những rau khác thì đun nấu nhẹ như rau dền, cà chua để phát huy được toàn bộ tác dụng của chúng.
Dr.Hebert Pierson viện ung thư Mỹ giới thiệu nên ăn hàng ngày các hoa quả như chanh, cam. Ông gọi cam, chanh là những “tên lửa chống ung thư” bởi vì nó chứa tất cả chất như carotenoid, flavonoid,terpen, limonoid, cumarin. Một trong những nghiên cứu đó đã chỉ ra trong cam, chanh có 58 thành phần hóa học chống ung thư.
Ngoài ra Pierson còn nói rằng: Sự tuyệt diệu của cam, chanh dựa trên một số chất của thực vật, chúng cùng nhau hoạt động mạnh gấp nhiều lần so với mỗi chất riêng lẻ. Một trong chúng có tác dụng chống oxy hóa mạnh là glutathion, gutathion có mặt một lượng lớn trong tất cả các cam, chanh. Trong dịch uống cũng có một ít glutathion. Cam chứa nhiều glucarat một yếu tố khác có khả năng ngăn ngừa ung thư.
Một số nhà nghiên cứu thấy tỷ lệ ung thư dja dày giảm hẳn khi sử dụng phổ biến hoa quả cam, chanh vì chúng gồm vitamin tăng cường chống oxy hóa nitrosamin chất gây ung thư mạnh.
Đậu nành – Phitosterol
Đậu cũng như các chế phẩm của nó có đặc tính chống ung thư. Nó chứa ít nhất 5 thành phần đã được biết.
- Nó có hoạt động chống estrogen nên có ảnh hưởng kìm hãm sự phát triển của ung thư phụ thuộc nội tiết tố như ung thư dạ con.
- Đậu là nguồn giàu chất các chất ức chế các enzym protease mà chúng phong bế hoàn toàn sự phát triển của các ung thư ruột già, miệng, phổi, gan, tụy và thực quản khi nghiên cứu trên động vật.
- Fitosterol trong đậu kìm hãm sự phân chia và tăng trưởng của các tế bào ung thư ruột già ở động vật.
- Trong đậu còn có saponin. Saponin kích thích miễn dịch và trực tiếp phá hủy một số tế bào ung thư trong đó có ung thư cổ tử cung và ung thư da.
Người Nhật sử dụng đậu nành gấp 5 lần người Mỹ nên tỷ lệ ung thư cũng giảm hẳn (800mg và 8mg íĩtosterol hàng ngày giữ người Nhật và người Mỹ).
Các thành phần của đậu hơn cả vitamin C cũng phong bế nitrosamin một yếu tố gây ung thư gan mạnh nhất. Vì vậy người ta cho đậu vào thịt xông khói và đồ hộp để ngăn cản hiệu lực của nitrosamin.
Chè – Catechin
Chè có phát hiện mới chống ung thư. Dr. John Neisburger ở cơ sở sức khỏe của Mỹ nói cả chè đen và chè xanh đều có tác dụng như vậy. Những nghiên cứu được dẫn ra gần đây ở Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ thấy rằng chè phong bế hình thành các ung thư khác nhau ở động vật thực nghiệm.
Dr.Allan Conney ở Trường tổng hợp Rutger đã xác định rằng cho chuột uống nước chè, giảm nguy cơ ung thư da tới 87%, ung thư dạ dày tới 58% và ung thư phổi tới 56%. Các nghiên cứu khác chỉ ra chè xanh có hoạt động mạnh nhất, nó chứa chất catechịn.
Các nhà khoa học Nhật Bản tách từ catechin ra một chất gọi là EGCG. Nhà hóa học Chi Tang ở trường tổng hợp Rutger đã phân tích thấy EGCG có nhiều trong chè xanh, ít chè đen.
Sữa ít mỡ
Mỡ tỏng sữa làm thuận lợi cho sự tạo khối u. Song sữa ít mỡ lại có những chất gì đó có thể kìm hãm những kết quả này đã được dẫn ra Viện Roswell ở Bufallo. Trong số 1300 nghiên cứu người ta xác nhận sự giảm tỷ lệ nguy cơ mắc ung thư ở những người uống sữa không có mỡ. Trong sữa theo Dr. Mettline có calci, ribonavin, vitamin A, C và D hoặc có chất gì đó nữa chống lại ung thư.
Mỡ cá
Mỡ cá chống ung thư và di căn. Dr. Thesese A.Dolececk ở trung tâm Y học – Minneapolis đã xác định một nhóm 6.000 nam giới ở tuổi trung tình giảm chết vì các loại ung thư do ăn nhiều cá. Giáo sư phẫu thuật ở Harvard, Georgo Blackburn cũng chú ý rằng mỡ cá có thể kìm hãm sự di tán tế bào ung thư sau phẫu thuật như sau phẫu thuật ung thư dạ con.
“Hợp chất Fucoidan” có tác dụng hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư
Bình luận