Bốn tác dụng của “Hợp chất Fucoidan” đối với căn bệnh Ung thư

Cơ thể của chúng ta đối kháng như thế nào với căn bệnh ung thư?

Khi nhắc đến thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, thì mọi người nghĩ ngay đến một loại nấm nguồn gốc ở Brazil. Tác dụng của loại nấm này là kích hoạt tế bào miễn dịch trong cơ thể người bệnh, từ đó phát huy tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, đồng thời chiếm thể thượng phong trong quá trình đối kháng với các tế bào ung thư. Ngoài ra, sau khi tăng khả năng miễn dịch, thì sẽ không phải chịu tác dụng phụ của chất chống ung thư, người bệnh vẫn có thể tiến hành quy trình – phác họa điều trị theo tiêu chuẩn, đây chính là ưu điểm được mọi người đánh giá cao.

Hiện nay đã phát hiện thêm một chất khác cũng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch đó là chất ẞ – Glucan thì nó sẽ phán đoán ngay là “Kẻ thù từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể” đang bắt đầu sinh sôi nảy nở, thông tin này sẽ được truyền đến các nhóm “đối tác”, để tất cả bước vào trạng thái tác chiến. Đây chính là cơ chế làm tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên không chỉ có chất ƴ – Glucan chứa trong nấm mối có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, do “Hợp chất Fucoidan” và chất ẞ – Glucan đều là chuỗi của các liên phân từ đường D (D-glucose), cho nên hiện nay nhiều người đã biết “Hợp chất Fucoidan” cũng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch.

Như vậy thì “Hợp chất Fucoidan” phát huy tác dụng làm tăng cường khả năng miễn dịch như thế nào? Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta phải tìm hiểu lại từ đầu các kiến thức có liên quan như: Khả năng miễn dịch là gì, cơ thể của chúng ta chiến thắng tế bào ung thư như thế nào?

Khả năng miễn dịch chính là hệ thống phòng ngự các vi sinh vật gây hại trong cơ thể của chúng ta, chính nhờ có hệ thống miễn dịch vô cùng kỳ diệu này mà sau khi bị cảm hoặc bị thương chúng ta vẫn có thể tự khỏi bệnh, còn đối với quy trình điều trị căn bệnh ung thư thì lại càng không thể thiếu sự hỗ trợ cùa hệ thống miễn dịch.

Cơ chế của hệ thống miễn dịch tương đối phức tạp, hiện nay vẫn chưa có tài liệu chính thống nào giải thích rõ ràng về cơ chế của hệ thống miễn dịch, nhưng vẫn có thể nói một cách đơn giản là các tế nào miễn dịch bắt tay hợp tác với nhau để “loại bỏ các vật lạ xâm nhập vào cơ thể”. Tế bào miễn dịch là tế bào bạch cầu chứa trong máu (bạch cầu đơn nhân – mono bào, bạch cầu đa nhân, lymphocyte – lympho bào), các loại bạch cầu này sẽ phân công hợp tác, trước tiên chúng bắt đầu phân biệt đâu là vật lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, truyền tín hiệu về “kẻ thù từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể”, sản xuất ra chất kháng thể để làm vũ khí, tập kết và phân công lực lượng chiến đấu, sau khi đánh bại được “kẻ địch”, thậm chí là khâu thu dọn sạch sẽ đều là do tế bào miễn dịch chịu trách nhiệm thực hiện, đó chính là cơ năng của hệ thống miễn dịch.

Hệ thống miễn dịch vốn dĩ coi tế bào ung thư do tế bào trong cơ thể sinh ra là vật lạ – tế bào lạ (đó cũng chính là kẻ địch), cho nên khi phát hiện thấy vật lạ hệ thống miễn dịch tổ chức tấn công, lúc này các tế bào miễn dịch như đại thực bào, tế bào T, tế bào sát thủ tự nhiên (NK Cell) đều hăng hái tham gia.

Nói đến đại thực bào, đúng như cái tên gọi của nó, đây là một tế bào lớn, chúng thường ngẫu nhiên từ mạch máu “ào ạt đổ bộ” ra bên ngoài để đi tuần tra cảnh giới khắp nơi trong cơ thể, nếu phát hiện thấy vật lạ, thì chúng liền cố gắng tận dụng thân hình to lớn của mình để bao vây và thôn tính vật lạ đó, sau đó đào thải những vật lạ này ra bên ngoài cơ thể. Nếu gặp phải kẻ địch là những tế bào ung thư, thì các đại thực bào sẽ truyền thông tin về “Tế bào ung thư đã phát hiện được” đến tế bào T hỗ trợ của trung tâm chỉ huy của Hệ thống miễn dịch, đồng thời xin được chỉ viện. Tế bào T hỗ trợ sau khi nhận được thông tin khẩn cấp liền phóng thích tế bào T hỗ trợ sau khi nhận được thông tin khẩn cấp liền phóng thích “hóc môn tế bào” (cytohormone), làm hoạt hóa tế bào sát thủ T có khả năng giết chết tế bào ung thư, đưa quân cứu viện đến “nơi tiền tuyến”, bắt đầu “chiến đấu” với tế bào ung thư.

Ngoài mô hình bắt tay hợp tác như trên, hệ thống miễn dịch cũng có thế bào miễn dịch đóng vai trò tuần tra cảnh giới độc lập, đó chính là các tế bào sát thủ tự nhiên (Nk cell), bên trong tế bào này có chứa chất perforin (Phân từ được giải phóng từ các tế bào giết khi tương tác với tế bào đích, có tác dụng cài vào màng tế bào đích và tạo ra lỗ thủng) và chất hydrolase (các enzim xúc tác phản ứng thủy phân một hợp chất), có thể phân biệt được đâu là tế bào bị viêm hiễm và tế bào ung thư, từ đó thúc đẩy quá trình làm cho tế bào đó bị hủy diệt.

Trong cơ thể người khỏe mạnh và người trẻ tuổi cũng thường xuyên sản sinh ra té bào ung thư, nhưng vẫn chưa đến mức độ phát bệnh, tất các đều là do có sự tuần tra cảnh giới của tế bào sát thủ tự nhiên (Nk Cell). Cùng với thời gian tuổi tác tăng lên, xác suất phát bệnh ung thư ngày càng cao, các loại tế bào miễn dịch bị lão hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Bước tiếp theo là, nếu tế bào ung thư đã tăng sinh đến mức kiểm tra phát hiện thấy được, thì một lượng lớn tế bào ung thư sẽ phóng thích ra một chất khiến cho các tế bào miễn dịch nghỉ ngơi, để có thể sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Đồng thời do phải tổn thương do các loại thuốc chống ung thư và tia phóng xạ trị bệnh gây ra, khả năng miễn dịch của người bệnh mắc bệnh ung thư cũng sẽ kém đi. Cho nên việc duy trì và nâng cao khả năng miễn dịch cho người bệnh là một điều kiện thiết yếu góp phần điều trị thành công căn bệnh ung thư.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

  • Chia sẻ:

Bình luận