Bệnh ung thư tụy sống được bao lâu là câu hỏi lớn luôn làm đau đầu cho bệnh nhân, người nhà và cả bác sĩ. Để hiểu thêm về vấn đề này và có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây.
Bệnh ung thư tụy là gì?
Ung thư tụy được hình thành từ những tế bào đột biến và phát triển bất thường ở tuyến tụy. Chúng tập hợp và tạo thành khối u ác tính có khả năng phát triển và lây lan đến các mô lành xung quanh và khu vực lân cận khác. Bệnh thường được phát hiện nhiều ở nam giới, nhiều nhất là ở độ tuổi 50, đặc biệt là những người người có thói quen hút thuốc lá, nghiện bia rượu và có triệu chứng của bệnh viêm tụy mãn tính, tiểu đường hoặc làm ở các môi trường độc hại trong thời gian lâu dài.
Người mắc bệnh ung thư tụy thường không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu của bệnh. Hoặc nếu có thì triệu chứng vẫn còn ở trạng thái mơ hồ, khó nhận biết thường chủ yếu mệt mỏi, đau bụng với mật độ không thường xuyên. Điều đó vô tình dẫn những suy nghĩ chủ quan của người bệnh, khiến người bệnh lầm tưởng và bỏ qua cơ hội chữa trị quan trọng của bệnh.
Sự nguy hiểm diễn ra chỉ xảy ra khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn, khi những triệu chứng biểu hiện rõ ràng cụ thể như: đau bụng thường xuyên, vàng da, mắt vàng không rõ lý do… Đến lúc này, việc khám và điều trị đã trở nên khó khắn hơn rất nhiều, đồng nghĩa với việc cứu chữa cũng như cơ hội sống cho người bệnh là không cao.
Chính vì thế, bệnh ung thư tụy còn được các bác sĩ đặt cho cái tên đó là: “kẻ giết người âm thầm” bởi khó đơn giản khó phát hiện nhưng tỷ lệ tử vong lại cực cao. Theo thống kê chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư tụy chỉ có khoảng 4 – 7% cơ hội sống trên 5 năm còn lại hầu hết chỉ sống được khoảng 6 – 12 tháng – một tỷ lệ khá thấp trong số rất nhiều bệnh ung thư hay gặp khác trên cơ thể người.
Bệnh ung thư tụy sống được bao lâu?
Bệnh ung thư tụy sống được bao lâu? Thật sự là câu hỏi khó hầu hết các trường hợp khi phát hiện bệnh đều đã muộn hoặc quá muộn. Với bệnh ung thư tụy thì biện pháp ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ là tiến hành phẫu thuật triệt căn, có nghĩa là cắt bỏ phần tụy bị ung thư và những bộ phận liên quan như dạ dày, thận, gan,… Điều đó có nghĩa bệnh nhân bắt buộc phải đối mặt với tình trạng bệnh tiểu đường trầm trọng hơn sau khi mổ và đáng ngại nhất đó là không có loại thuốc nào giúp điều trị triệt để bệnh lý này. Chữa trị bằng phẫu thuật triệt căn cũng chỉ thực hiện ở khoảng 15% bệnh nhân ung thư tụy bởi gần như không có người bệnh nào phát hiện bệnh sớm, vậy nên tỷ lệ tử vong sau mổ cũng rất thấp khoảng 10 – 15%, thời gian sống thêm trung bình của bệnh nhân là khoảng 16 – 20 tháng.
Ngược lại, với trường hợp bệnh nhân không có đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị và hóa trị cho người bệnh nhưng tỷ lệ thành công cũng không cao hơn là mấy. Thời gian sống thêm của bệnh nhân trung bình cũng chỉ đạt khoảng 8 – 20 tháng. Hơn nữa, xạ trị và hóa trị có thể làm tủy sống bị tổn thương rất nặng nề cho nên có trường hợp bệnh nhân ung thư tụy sau hóa trị và xạ trị sẽ ngay lập tức bị ung thư tủy sống. Nếu áp dụng phương pháp điều trị này, các bác sĩ cho biết khả năng sống của người bệnh chỉ có thể được tính bằng tháng, thấp là 8 tháng và cao là 60 tháng chứ không còn nhiều cơ hội để chữa khỏi hoàn toàn.
1% là tỷ lệ sống 5 năm của bệnh nhân ung thư tụy. Tuy nhiên nếu được phát hiện thì các bác sĩ có thể thể tiến hành bằng phẫu thuật triệt căn đồng nghĩa với thời gian sống thêm 5 năm có thể lên tới 70%. Nhưng đáng buồn ở chỗ, có tới 80% bệnh nhân ung thư tụy không thể phẫu thuật triệt căn phải đối diện cơ hội sống rất mong manh.
Bình luận