Ung thư phổi sống được bao lâu?

Vẫn biết rằng, mỗi người không sớm thì muộn cũng phải từ giã “cõi tạm” này nhưng nếu không may mắc phải căn bệnh ung thư thì việc đối mặt với tử thần không phải dễ dàng gì. Vậy thực tế, người bị ung thư phổi kéo dài bao lâu? Đó là những câu hỏi băn khoăn của hầu hết người thân và bệnh nhân đã và đang mắc phải cân bệnh nguy hiểm này!

Ung thư phổi sống được bao lâu?

Nói về thời gian sống của bệnh nhân mắc ung thư phổi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: chẳng hạn như loại bệnh mà họ mắc là gì, ung thư phổi là tế bào nhỏ hay không phải tế bào nhỏ, thuộc trường hợp lành tính hay ác tính,…

Theo thống kê, trên thế giới trung bình chỉ khoảng 15% người bệnh sau khi được chẩn đoán bệnh sẽ sống quá 5 năm, chủ yếu là những người mắc ung thư phổi lành tính. Còn trong trường hợp, đối với bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ và di căn, nếu duy trì thường xuyên các biện pháp điều trị, thì thời gian của bệnh nhân trung bình cũng chỉ sống thêm được từ 6 – 18 tháng.

Bên cạnh đó, ung thư ở Việt Nam không phải tế bào nhỏ chiếm 80% tổng số bệnh nhân ung thư phổi. Vì bởi lẽ căn bệnh này thường được phát hiện ở giai đoạn muộn của bệnh và khó chữa do bệnh nằm sâu và các triệu chứng ung thư phổi biểu hiện không rõ ràng, dễ nhầm lẫn và khiến người bệnh chủ quan với các bệnh lý khác. Vì vậy, bệnh nhân bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có thời gian sống ngắn hơn cả bệnh ung thư tế bào nhỏ. Có khoảng từ 57 – 65% bệnh nhân giai đoạn I sống được trên 5 năm, khoảng 38 – 55% bệnh nhân giai đoạn II sống được trên 5 năm, giai đoạn III, IV thời gian sống thêm trung bình chỉ đạt được 8 – 11 tháng.

Nói về tiên lượng cho bệnh nhân ở giai đoạn này thì sẽ là rất khó. Bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào sức khỏe, các yếu tố về tình trạng tâm lý và quá trình điều trị trước đây của người bệnh sẽ có những tiên lượng khác nhau. Có nhiều trường hợp người bệnh sau khi biết tình trạng bệnh có tâm lý buồn bã, bi quan, kéo theo các biện pháp điều trị không được như ý muốn.

Ngược lại, với những người giữ được cho mình sự lạc quan, bình tĩnh và hy vọng, cơ hội điều trị sẽ không bao giờ khép lại. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư phổi nói chung và các chứng bệnh ung thư khác nói riêng, sau khi nhận kết quả chẩn đoán bị ung thư phổi, họ đã kiên trì điều trị, kết hợp với một lối sống lành mạnh, lạc quan. Nhờ đó đã kéo dài được thời gian sống lâu hơn nhiều so với các bệnh nhân khác.

Tỷ lệ chữa khỏi đối với bệnh ung thư phổi

Tỷ lệ chữa khỏi đối với bệnh ung thư phổi tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu phát hiện càng sớm thì việc điều trị ung thư phổi càng dễ dàng hơn.

Trước khi tiến hành điều trị bệnh nhân ung thư phổi, bác sĩ sẽ phải xác định mức độ lây lan và sự phát triển của các tế bào ung thư ở từng giai đoạn của bệnh. Việc xác định giai đoạn bệnh sẽ giúp y bác sĩ đánh giá xem ung thư đã di căn hay chưa, sự phát triển của các tế bào ung thư cụ thể trên từng bộ phận nào của cơ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất, áp dụng các phương pháp điều trị ung thư phổi thường là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, dùng thuốc nhắm đích…

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ ít xâm lấn, mà ngược lại chúng cực kì nguy hiểm có xu hướng phát triển và lan tràn chậm sang từng cơ quan trong cơ thể. Nên nếu bệnh nhân phát hiện sớm, việc phẫu thuật hoặc xạ trị, hóa trị liệu có thể mang lại nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh.

Chính những tế bào nhỏ của ung thư phổi thường phát triển nhanh và dễ lây lan vào máu và các bộ phận khác của cơ thể. Thông thường, nó chỉ bị phát hiện khi đã tiến triển nặng. Lúc này việc điều trị bằng phẫu thuật không mấy khả thi nên hầu hết bác sĩ sẽ dùng phương pháp hóa trị để cứu chữa cho bệnh nhân.

Tóm lại, ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm lớn nhất ảnh hưởng tới tính mạng con người. Tuy nhiên, việc điều trị và câu hỏi “ Ung thư phổi sống được bao lâu?” còn tùy thuộc vào sự chủ động của người bệnh trong việc phát hiện khám và điều trị bệnh kịp thời.

  • Chia sẻ:

Bình luận