Ung thư lưỡi một số những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, tuy nhiên nhiều bạn trẻ lại không nghĩ như vậy. Sự hời hợt và chủ quan đã khiến nhiều bạn mắc bệnh mà không hay biết, chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối mới chịu đi khám thì e rằng đã quá muộn.
Và dĩ nhiên “Ung thư lưỡi có chữa được không”? xuất hiện hệt như là một liệu pháp cứu cánh hi vọng của người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi này thật khó để có câu trả lời bởi ung thư lưỡi là căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Ung thư lưỡi còn được gọi là ung thư hốc miệng thường gặp nhất có tỷ lệ từ 22 – 39%. Trong đó tỷ lệ này xảy ra nhiều hơn ở nam giới. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ 2-4 lần. Nguyên nhân gây bệnh thường là do hút thuốc lá và uống rượu quá nhiều, những người nghiện thuốc và rượu bia có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường từ 20 đến 35 lần so với người bình thường.
Theo thống kê, ước tính có khoảng 70% bệnh nhân mắc bệnh ung thư lưỡi do hút và thuốc uống rượu bia. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như vệ sinh răng miệng kém, chấn thương răng, nhai trầu, nhiễm vi khuẩn HPV… cũng là nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi. Hầu hết bệnh nhân có độ tuổi 40 đến 60 tuổi. Trước đây trên 90 % bệnh nhân có độ tuổi từ 60 đến 80 tuổi thì nay đã có sự thay đổi nhiều. Hầu hết bệnh nhân tập trung từ 40 đến 60 tuổi.
Theo các bác sỹ chuyên khoa, sở dĩ ngày càng xuất hiện nhiều bệnh nhân ung thư lưỡi trẻ hóa, bắt nguồn từ lối sống hiện đại. Nhiều bệnh nhân có độ tuổi còn khá trẻ hút thuốc, uống rượu bia sớm và nhiều hơn. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm nên đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị sớm, thì sẽ có cơ hội chữa khỏi bệnh sớm. Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh theo chiều hướng tích cực. Còn ngược lại, nếu để tới một vài tháng không đi khám, thì khó có nguy cơ chữa khỏi.
Hiện nay, có 2/3 trường hợp bệnh nhân bị ung thư lưỡi khi khám, thì phát hiện mình bị ung thư lưỡi giai đoạn cuối. Lúc này ung thư đã phát triển và lây lan khắp lưỡi, bệnh nhân khó ăn, nói và nuốt, hạch cổ di căn to, bệnh nhân đau và không còn cơ hội phẫu thuật, chỉ chờ đến ngày ra đi. Nếu điều trị sớm bệnh nhân giai đoạn cuối sẽ có thêm cơ hội, có thể sống thêm sáu tháng đến nửa năm. Còn những bệnh nhân đến điều trị sớm có thể có cơ hội sống thêm được năm năm. Để phòng bệnh ung thư lưỡi, bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh, không hút thuốc, tuyệt đổi tránh xa rượu bia, vệ sinh răng miệng tốt, khám răng thường xuyên. Nên ăn uống đầy đủ các chất, tăng cường trái cây, rau xanh… Có như vậy, bạn mới giúp cho bản thân vượt qua cơn bạo bệnh và tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Ung thư lưỡi có chữa được không”?
Bình luận