Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch đường ruột

Như đã giải thích ở bài “Cơ chế hoạt động và cách chống lại ung thư của hệ thống miễn dịch” , sức mạnh chủ yếu của hệ miễn dịch được hình thành bằng cách huy động toàn bộ các tế bào miễn dịch hoạt động cùng một lúc, rồi sau đó tiến hành tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư theo cách thức hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, một hệ miễn dịch cũng quan trọng không kém trong cơ thể là “miễn dịch đường ruột” – hệ miễn dịch bổ sung cho hoạt động của các tế bào miễn dịch của hệ miễn dịch.

Khi cơ thể chúng ta hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, nó luôn luôn đề phòng các vi khuẩn thực bào (Patho genic bacteria), vi khuẩn hoại sinh (Saprophytic bacteria) và những hoạt chất có hại lẫn trong thức ăn đi vào cơ thể. Đầu tiên, nước bọt (Saliva) sẽ tiêu diệt những vi khuẩn gây hại trước tiên bằng cách tiết ra chất khử trùng và dịch vị có nhiều acid. Những vi khuẩn nào còn sống sót sau khi “đối mặt” với Saliva, thì phải “chiến đấu” hai hoặc ba vòng dày đặc các tế bào “phòng thủ” ở trong ruột.

Những tế bào đó, có tên gọi là tế bào miễn dịch ruột. Hệ miễn dịch ruột bao gồm: “Peyer’s patches” (màng nhầy dịch vị đặt trung của ruột) và “T-cells” – nằm trong tế bào biểu mô của ruột non đan xen vào nhau.

Bề mặt của ruột non là một dãy thẳng dài có chứa khoảng 30 triệu Lông nhung (villu). Trong đó , phần đỉnh của lông nhung (villus) là một lớp tế bào mỏng có tên gọi là Epithelium (biểu mô), đó là nơi tồn tại của absorptive epithelium (biểu mô hấp thụ) – bộ phận hút chất dinh dưỡng và chất endocrine (chất nội tiết) để sản sinh ra hormones. Phần gốc của lông nhung (viluus) thì gắn liền với bề mặt màng nhầy, ở bên dưới cùng là màng nhầy dịch vị đặt trưng của ruột và cuối cùng là hạch bạch cầu lymph nodes đặt trưng của ruột nằm xen kẻ trong những lông nhung (villu). Cấu trúc trên có tên là Peyer’s patches, cấu trúc đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đường ruột.

Tế bào miễn dịch ruột tiêu biểu như T-cells hình thành trong tủy sống và được đưa đến tuyến ức (Thynus Glands) ở nơi đó chúng sẽ được phân chia ra thành nhiều loại khác nhau.

Fucoidan là gì? Tác dụng của Fucoidan với bệnh ung thư

  • Chia sẻ:

Bình luận