Chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối rất quan trọng nó có thể giúp người bệnh cải thiện hoặc kéo dài thời gian sống cũng như ổn định tâm lý cho người bệnh. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân đang điều trị ung thư giai đoạn cuối sau đây.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cơ bản
Cần tạo cho bệnh nhân một không gian yên tĩnh, sạch sẽ, trong lành và thoải mái, giúp bệnh nhân giữ được cơ thể sạch sẽ. Đối với những bệnh nhân nằm trên giường trong một thời gian dài thì cần chú ý tăng cường chăm sóc cơ bản, phòng tránh các hoại tử biến chứng và các bệnh khác.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối về tâm lý
Có câu nói rằng “nộ thương can”, ý muốn nói rằng những người thường xuyên tức giận và phiền muộn thì rất dễ mắc các bệnh về gan, ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị cũng như phục hồi sức khoẻ. Điều này chứng tỏ rằng sự ảnh hưởng của tâm lý đối với bệnh là không thể coi nhẹ. Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường có những tâm lý rất bi quan, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng, nếu không kịp thời giải toả những vấn đề về tâm lý này thì có thể làm cho bệnh nặng thêm.
Vì vậy công tác chăm sóc đòi hỏi y bác sĩ và người nhà cần làm chú trọng về tâm lý cho bệnh nhân. Cần cho bệnh nhân thấy được hi vọng đối với việc điều trị, khích lệ bệnh nhân suy nghĩ tích cực điều trị. Người nhà cũng cần trò chuyện thường xuyên với bệnh nhân hàng ngày, quan tâm chăm sóc bệnh nhân nhiều hơn để bệnh nhân có thêm niềm tin vào cuộc sống.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối về ăn uống
Chức năng các cơ quan của bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn cuối thường suy yếu đi, kém ăn cũng như tiêu hoá kém. Lúc này bạn cần chú ý kết hợp các loại thức ăn. Cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm dễ ăn dễ tiêu hoá, không kích thích, nhiệt độ cần vừa phải. tránh các loại thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Đối với bệnh nhân hay bị nôn thì cần tuỳ theo tình trạng mà cho uống thuốc chống nôn.
Chăm sóc giảm đau
Ung thư ở giai đoạn cuối thì đau là triệu chứng rất chủ yếu của bệnh và cũng là điều mà bệnh nhân sợ nhất. Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh hoạt, giấc ngủ và đặc biệt là tâm trạng của bệnh nhân. Ngoài các loại thuốc giảm đau thì y bác sĩ và người nhà cũng cần thường xuyên trò chuyện, động viên bệnh nhân để bệnh nhân nghĩ đến những điều tốt cực hoặc thường xuyên đọc báo đọc sách để giúp bệnh nhân phân tán sự chú ý và khuyến khích bệnh nhân tự khống chế cơn đau của mình.
Bình luận