Tìm hiểu phòng chống bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam giới lẫn nữ giới, ở lứa tuổi dậy thì và người cao tuổi. Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng.

Thế nào là huyết áp thấp?

Một người đựơc coi là huyết áp bình thường nếu như huyết áp đo được ở mức khoảng 120/80 mmHg. Thông thường huyết áp có thể dao động giữa 110-120 (tâm thất) và 70-80 (tâm thu). Người bị coi là huyết áp thấp nếu như huyết áp dưới mức 65 (tâm thu).

Nguyên nhân của bệnh?

Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Do suy giảm glucoza. Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.

Triệu chứng lâm sàng của người bị huyết áp thấp? Hầu hết bệnh nhân huyết áp thấp đều thấy triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, tức ngực, đoản hơi, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu, khẩu vị kém ngon, sưng chân, hoa mắt, tai ù, chân tay lạnh, ngại nói, ngại vận động, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi, khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân, suy giảm khả năng tình dục, da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc; Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.

Khắc phục huyết áp thấp như thế nào?

Để khắc phục huyết áp thấp cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp, từ đó có những biện pháp áp dụng phù hợp.

Nếu bị Huyết áp thấp do suy giảm hoạt động của tuyển giáp, các bệnh về tim, bệnh thần kinh, … bạn nên đến bác sỹ thăm khám để có sự tư vấn điều trị phù hợp, hiệu quả và triệt để.

Trường hợp bị Huyết áp thấp không do nguyên nhân trên, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Bạn phải ăn ít nhất là 3-4 bữa  trong một ngày, nên chia nhỏ khẩu phần và ăn nhiều bữa để việc hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Tuyệt đối không được bỏ bữa ăn sáng mà ngược lại, bữa ăn sáng của bạn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, nên uống kèm thêm một lý sữa nóng hay một ly nước ép hoa quả có cho thêm một chút muối sẽ giúp bạn cải thiện huyết áp thấp một cách đáng kể. Trong thời gian điều trị bệnh huyết áp thấp không nên thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân quá nghiêm ngặt bởi đây chính là kẻ thù khiến bệnh của bạn trầm trọng hơn đấy. Trong thực đơn hàng ngày, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm hỗ trợ việc tăng huyết áp như: cà phê (không nên uống quá 2ly một ngày vì nó sẽ gây ra những tác động không tốt đến hệ thần kinh của bạn, đồng thời nên uống cà phê tự pha sẽ tốt hơn là cà phê hòa tan nhé), nước trà đặc, các loại bánh ngọt, nước sâm, các loại trái cây có vị ngọt, các loại mắm (mắm nêm, mắm cái), thịt bò… Nên ăn mặn hơn bình thường một chút vì muối có tác dụng cải thiện huyết áp thấp rất hiệu quả. Trường hợp bạn bị huyết áp thấp do thiếu máu, nên ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, cần tây, rau đay,…Mỗi ngày uống một ly trà gừng ấm với đường sẽ giúp bạn tăng huyết áp lên đáng kể đấy nhé vì đây là thực phẩm tuyệt vời đối với bệnh nhân bị huyết áp thấp.

Ngủ đủ giấc: Bạn cần phải ngủ đủ từ 9-10 tiếng mỗi ngày. Buổi trưa bạn nên sắp xếp thời gian và công việc để ngủ từ 45 phút đến 1 tiếng nhằm tái tạo năng lượng, tinh thần, sức khỏe, tránh những rối loạn về huyết áp thấp thời gian còn lại trong ngày. Bạn cần lưu ý để cho mình một giấc ngủ sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của giấc ngủ mới phát huy tốt tác dụng. Khi ngủ nên kê đầu cao để chống lại các tác dụng của trọng lực và máu lưu thông tốt hơn. Tránh dùng thuốc an thần, thuốc ngủ vì chúng sẽ gây ra chứng giảm huyết áp và buồn ngủ ngày. Thay vào đó hãy sử dụng các thực phẩm giúp bạn ngủ ngon như trà tim sen, hạt sen, nhãn, táo,….

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày: Việc tập luyện thể dục thể thao có tác dụng tốt để nâng cao sức khỏe và sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là khả năng đẩy máu của tim khiến huyết áp được ổn định. Đối với bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp nên tập những môn thể dục nhẹ nhàng như: yoga, gym, thể dục nhịp điệu, erobic, bơi lội, chạy bộ, chạy xe đạp,… lưu ý không nên tập những môn thể thao nặng, quá sức trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng ngược lại đấy.
Một số thói quen trong sinh hoạt cần được thay đổi:

Thay đổi tư thế nhẹ nhàng, trước khi ngủ dậy thay vì đứng dậy ngay lập tức, bạn hãy hít thở thật sâu, làm vài động tác khởi động cơ thể nhẹ nhàng và từ từ ngồi dậy sau đó mới đứng dậy nhé.

Tập hít thở sâu đều đặn hàng ngày những lúc rảnh rỗi có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy hoạt động của hệ tuần hoàn cơ thể góp phần đưa huyết áp về mức ổn định.

Nên ăn mặn nhiều hơn bình thường, khi uống các loại nước ép hoa quả, nước giải khát bạn có thể cho thêm một chút muối sẽ làm thức uống thêm đậm đà và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Khi tắm, thay vì tắm liên tục một loại nước, hãy luân phiên thay đổi nước lạnh sang nước ấm, nước ấm sang nước lạnh liên tục, tuy nhiên tỷ lệ nước lạnh chỉ nên chiếm 1/3.

Tránh đứng lâu, ngồi lâu một chỗ, hãy vận động nếu có thể để máu lưu thông tốt.

Luôn thủ sẵn bên cạnh mình một ít các loại kẹo ngọt, bánh ngọt và ăn khi có dấu hiệu mệt mỏi, đầu óc choáng váng để kịp thời tăng huyết áp tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Tránh xa rượu, bia, thuốc lá và môi trường nhiều khói thuốc.

Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress, tránh áp lực công việc quá nặng nề.

Trước hết, bạn nên đi khám để bác sĩ xác định xem có bệnh lý đi kèm không, nếu có sẽ có đơn thuốc phù hợp cho bạn.

Chế độ dinh dưỡng: Những khi bạn có dấu hiệu tụt huyết áp như chóng mặt, bạn nên uống một cốc trà gừng pha với nước ấm, một cốc cà phê nóng cũng rất hữu hiệu giúp bạn kịp thời tăng huyết áp trở lại. Nên nhớ thường xuyên để trong túi vài viên kẹo hay đồ ăn ngọt, nó sẽ giúp bạn chống chọi với tình trạng tụt huyết áp bất chợt giữa đường. Uống sữa mỗi ngày để giảm triệu chứng hạ huyết áp. Ngoài ra, sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng đáng kể. Nên ăn mặn hơn người bình thường, ăn những đồ ăn được đun nóng, hạn chế ăn thức ăn mới lấy ra từ tủ lạnh.  Bạn nên chọn những thực phẩm có chứa các thành phần như sắt, protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.  Không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, bữa sáng nên ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước ép trái cây, nó sẽ giúp cơ thể bạn lưu thông máu dễ dàng hơn. Nên uống nhiều nước, nước sẽ làm tăng thể tích máu, uống nước khoáng cũng rất có lợi cho người bị huyết áp thấp, nhất là nước khoáng có chứa nhiều muối Natri. Tránh những đồ uống có cồn vì nó sẽ làm dãn mạch, làm giảm huyết áp.  Mỗi ngày uống 2 cốc củ cải đường, đây cũng là liệu pháp rất tốt trị bệnh huyết áp thấp.

Phương pháp mới giúp điều trị ung thư giai đoạn cuối

  • Chia sẻ:

Bình luận