Fucoidan kích thích sự miễn dịch trong ruột như thế nào?

Fucoidan kích thích “sự miễn dịch trong ruột”

Như đã giải thích ở trên, “hệ miễn dịch” của chúng ta tấn công và chống lại các chất có hại bên trong thông qua các hoạt động hợp lực của nhiều tế bào miễn dịch và các chất có hoạt tính sinh học như các tế bào NK, đại thực bào và các interferon. Trong cơ thể chúng ta, tuỷ xương, tuyến ức, các hạch bạch huyết và các mạch máu đại diện cho các bộ phận trong cơ thể đóng góp vào hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, đường ruột cũng là một bộ phận then chốt và lớn nhất – cung cấp sự miễn dịch cho cơ thể chúng ta. Chức năng miễn dịch do đường ruột cung cấp được gọi là “sự miễn dịch đường ruột” (intestinal immunity). Các bạn đã biết rằng hệ miễn dịch ngăn cản sự sinh sản của các chất gây hại như virut, các tác nhân gây bệnh và các nấm mốc trong cơ thể chúng ta. Đường ruột tạo ra một pháo đài vững chắc chống lại sự xâm nhập của các chất lạ.

Khoảng 60% các lympho bào trong cơ thể chúng ta tập trung ở đường ruột. Nếu các chất lạ thâm nhập vào đường ruột ,chúng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể chúng ta. Trong trường hợp này, “sự miễn dịch đường ruột” thực sự là pháo đài cuối cùng. Thành các ruột non được bao phủ bởi 30 triệu lông tơ.
Bề mặt của những lông tơ này lại có các “tế bào biểu mô”, và “các tế bào T” nằm giữa các tế bào biểu mô. Người ta cho rằng những tế bào T này kiểm soát các tế bào biểu mô mà thường chuyển hoá và phát hiện ra nếu chúng trở thành ung thư. Khi tìm thấy các tế bào ung thư, các tế bào T sẽ nhanh chóng tiêu diệt chúng ngay.

Hình 1. Ruột đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của chúng ta

The interior cavity of the small intestines is lined with a countless number of “villi”: Thành bên trong của ruột non được bao phủ một lượng vô số các“lông tơ”. Small intestines : Ruột non. Villi : Lông tơ

Các mao mạch (capillaries) chạy ngay dưới các tế bào biểu mô và “màng nhầy chính” (proper mucous membrane) được tìm thấy xung quanh các mao mạch này. Các đại thực bào (macrophages), các tế bào T, tế bào B và các “lympho bào” (lymphocytes) được tìm thấy ở màng nhầy chính, do đó tự nó tạo thành một hệ miễn dịch . Trong các màng nhầy chính (proper mucous membrane) có một lượng lớn các tế bào B tồn tại giữa các lympho bào (lymphocytes) và người ta cho rằng các tế bào B có chức năng tạo ra các kháng thể IgA, một chất hoạt động giống như một vũ khí chống lại các chất lạ. Trong các màng nhầy chính của ruột có một lượng IgA lớn, nó làm mất tác dụng của các chất lạ bao gồm các vi khuẩn, virut có hại và biến chúng trở nên vô hại. Đồng thời, ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn bên trong đường ruột.

Trong các ruột non, có những mô miễn dịch được gọi là “mảng Peyer” (mảng kết tụ lympho bào trong ruột non). Mảng Peyer là trọng tâm điều khiển hệ miễn dịch đường ruột. Hệ miễn dịch này lại kiểm soát các chức năng miễn dịch của đường ruột. Các tế bào biểu mô bao phủ mảng Peyer bao gồm “các tế bào M”. Các tế bào M đẩy bất kỳ thứ gì thâm nhập vào các ruột non đến mảng Peyer. Trong những mảng Peyer, các đại thực bào (macrophages) kiểm tra mỗi chất để xác định xem liệu có thể chuyển các chất nhầy này đến ruột già được không. Nếu phát hiện ra những chất này có hại, các đại thực bào (macrophages) sẽ thông báo cho các tế bào hỗ trợ (helper T cells) xung quanh chúng.

Các tế bào hỗ trợ T sẽ phóng ra cytokine và thông báo cho các lympho bào (lymphocytes) như đại thực bào (macrophages), các tế bào NK, tế bào tự diệt T (killer T) và các tế bào cùng có chức năng tấn công chất lạ. Các lympho bào (lymphocytes) cũng tạo ra một rào ngăn cản các mầm bệnh đi xa hơn. Khi đó chúng tạo ra một cái gọi là “hàng phòng thủ chắc chắn”.

Hệ miễn dịch đường ruột sẽ làm những công việc gì khi fucoidan xâm nhập vào các ruột non?

Đầu tiên, Fucoidan tạo ra các tế bào M trong mảng Peyer. Các đại thực bào (macrophages) đứng cạnh một Peyer nhầm xác định fucoidan như một chất gây hại. Đó là bởi vì fucoidan là một polisaccarit (polysaccharide) được tạo thành từ nhiều monosaccarit (monosaccharide) kết nối với nhau. Do có cấu trúc này mà fucoidan không bị vỡ khi ở trong dạ dày, v.v.. và hầu như không thay đổi khi xâm nhập vào các ruột non. Do đó, tất cả các lympho bào (lymphocytes) đều tấn công fucoidan. Việc tấn công này không phải là điều tệ hại bởi nó tạo ra hiệu quả của hoạt hoá các lympho bào và cuối cùng nâng cao khả năng phòng chống mầm bệnh của chúng ta.

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tìm hiểu fucoidan đã đưa ra các giả thuyết rằng một chất protein có tên gọi là “TLR” (Toll-Like-Receptor – thụ thể Toll-Like: một thụ thể cần thiết cho sự bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng dạng nấm (mycotic infection)).Các chất “TLR” được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào cung cấp chức năng tạo ra kháng thể này cũng tham gia vào sự miễn dịch đường ruột. Nói cách khác, các nhà nghiên cứu cho rằng khi fucoidan- một polysaccarit (polysaccharide)- kích thích sự miễn dịch đường ruột và kích hoạt hệ miễn dịch của nó thì các TLR này tạo ra một quá trình truyền dẫn đặc biệt đến các tế bào khiến chúng tấn công các mầm bệnh khác và cuối cùng sẽ nâng cao hiệu quả của sự miễn dịch. Điểm then chốt ở đây fucoidan là một polyme (Polymer – hợp chất cao phân tử) mà có thể kích thích sự miễn dịch đường ruột.

Với chúng ta, để duy trì sức khoẻ thì điều quan trọng là cơ thể chúng ta duy trì được sức đề kháng chống lại các mầm bệnh, các virut và lúc nào cũng duy trì được khả năng miễn dịch cao. Tương tự như vậy, đối với bệnh ung thư. Tuy nhiên, sẽ bị thiếu sót nếu không nói thêm rằng, để không mắc bệnh ung thư chúng ta cần phải nâng cao khả năng miễn dịch.

Tại sao chức năng kích hoạt sự miễn dịch của fucoidan lại khiến các tế bào ung thư co lại?

Bây giờ chúng tôi sẽ giải thích ngắn gọn cho các bạn về chức năng kích hoạt sự miễn dịch của fucoidan (mặc dù cơ chế hoạt động của fucoidan thực sự rất phức tạp). (Lưu ý rằng các thông tin đưa ra sau đây dựa trên thuyết mới nhất và một số phần vẫn dựa trên các giả thuyết). Có nhiều tế bào kiểm soát sự miễn dịch của chúng ta. Đại diện của một trong số các tế bào này gồm có các bạch cầu hạt (granulocytes), các đại thực bào (macrophages), các tế bào NK và các lympho bào (lymphocytes), các tế bào này cùng hợp tác để nâng cao khả năng miễn dịch, tấn công và đẩy lùi các tế bào ung thư. Trong số các tế bào này, các tế bào dạng lympho bào như đại thực bào, các tế bào NK và các tế bào T có vai trò rất quan trọng.

Hình 2. Hoạt động kích hoạt miễn dịch

Benefits on cancer treatment; some based on hypothesis: Những lợi ích về điều trị ung thư; dựa trên những giả thuyết. Polymer : Hợp chất cao phân tử. Antigen presentation cells: Những tế bào tạo ra kháng thể. Dendritic cells: Những tế bào hình cây. Auxiliary stimulation by CD80/86: Sự kích thích bổ trợ bởi CD80/86

Các tế bào T bao gồm cả các tế bào hỗ trợ T (helper T), các tế bào điều hoà T (suppression T) và các tế bào tự diệt (killer T). Về mặt miễn dịch trong trường hợp điều trị bệnh ung thư thì các tế bào hỗ trợ T và tế bào diệt T được quan tâm hơn cả.

Các tế bào hỗ trợ T (helper T) được phân loại thành loại 1 (=Th1) và loại 2 (=Th2). Khi các đại thực bào (macrophages), giải phóng IL-12 (= interleukin-12), các tế bào hỗ trợ T loại 1 (Th1) được kích hoạt. Các tế bào NK hay các tế bào diệt tự nhiên phân biệt các tế bào mô và giải phóng perforin tại các tế bào u đã xác định phá huỷ màng tế bào của chúng và cuối cùng tiêu diệt các tế bào ung thư. Hoạt động này của các tế bào được kích hoạt bởi IL-2 (= interleukin-2; một nhân tố phát triển của tế bào T) do loại Th1 giải phóng.

Như các bạn có thể thấy, có rất nhiều tế bào liên quan và hoạt động một cách phức tạp để tạo ra sự miễn dịch trong cơ thể chúng ta. Ngoài ra, các phản ứng miễn dịch do “hệ miễn dịch đường ruột” và “TLR” (Toll-Like-Receptor) cũng kích thích các đại thực bào để giải phóng IL-12 và IFN-γ được giải phóng và các tế bào NK, các tế bào T cytotoxic được kích hoạt. Cũng theo cách “hoạt động tạo ra sự tự phân huỷ” và “hoạt động hoạt hoá sự miễn dịch” của fucoidan tạo ra các hiệu quả tương hỗ nhằm cung cấp các chức năng đặc biệt đóng góp vào chiến dịch điều trị ung thư.

Như đã chỉ rõ trong hình minh hoạ phía trên, Th1 giải phóng ra IFN-γ làm giảm kháng thể IgE. Ngược lại, Th2 lại giải phóng ra IL-4 (= interleukin-4; một nhân tố tăng trưởng tế bào B) giúp nâng cao kháng thể IgE. Th2 mang tính vượt trội trong những bệnh nhân chịu khổ vì bệnh ung thư và dị ứng. Vậy thế nào để tách Th2 và làm cho Th1 mang tính vượt trội là một chiến lược quan trọng trong phương pháp điều trị bệnh ung thư. “Th1” là tên của các tế bào hỗ trợ T (helper T) ở giữa các lympho bào T (T lymphocytes) mà giải phóng IL-2, IFN-γ và các cytokine khác. IL-2 là nhân tố nâng cao CTL (các tế bào cytotoxic T).

Hình 3. Những yếu tố quan trọng trong chiến lược điều trị ung thư

Các tế bào ung thư sẽ biến mất qua những hiệu ứng điều phối của 3 hành động chống ung thư. Đây là tính năng chủ chốt, nói lên sự khác biệt giữa rau biển fucoidan và tất cả các loại thực phẩm chức năng tuyên bố có tác dụng chống ung

Apoptosis inducing action: Hoạt động tăng cường tự chết theo chu trình

Immunity activation action: Hoạt động kích hoạt miễn dịch

Angiogenesis suppression : Hoạt động ngăn chặn sự tạo mạch

Nói cách khác, hai tác nhân quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh ung thư là tăng “phản ứng miễn dịch” (immune response) bằng cách kích hoạt khả năng sản sinh IFN-γ và IL-2. Nhờ đó, nâng cao các phản ứng của IFN-γ và IL-2 để kích thích các tế bào CTL và tế bào NK. Đồng thời, tạo ra “sự tự chết theo chu trình của các tế bào”. Fucoidan tạo ra một môi trường có tính vượt trội Th1 và nâng cao phản ứng của TL-2 để tăng CTL và kích thích các tế bào NK. Đó là lý do tại sao fucoidan thực sự có hiệu quả trong điều trị bệnh ung thư.

Hình 4. Cơ chế ngăn chặn sự tạo mạch

Blood vessel : Mạch máu

Cancer cells send signal to nearby blood vessel to make them come closer to themselves. This process is called “angiogenesis”. New blood vessel serve as routes through which nutrients are transported to cancer cell: Các tế bào ung thư gửi tín hiệu vào những mạch máu gần đó để chúng có thể đến gần nhau hơn. Quá trình này gọi là “tạo mạch”. Những mạch máu mới có tác dụng như những tuyến đường mà thông qua đó, các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào ung thư.

The tumor grows by getting nutrients and oxygen from capillaries that have entered the tumor. These capillaries may also allow cancer cells to metastasize to other parts of the body: Khối u phát triển bởi nhận được các chất dinh dưỡng và oxy từ mao mạch đã thâm nhập vào khối u. Những mao mạch này cũng có thể cho phép các tế bào ung thư di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

A “substance that suppresses angiogenesis” prevents generation of capillaries and thereby cuts off the supply of nutrients and oxygen to cancer cells. As a result, cancer cells will weaken: Việc “ngăn chặn tạo mạch” ngăn ngừa sự phát sinh của những mao mạch và giảm bớt sự cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy tới những tế bào ung thư. Và kết quả những tế bào ung thư bị suy yếu đi.

Fucoidan là gì? Tác dụng của Fucoidan với bệnh ung thư

  • Chia sẻ:

Bình luận